Page 22 of 23 FirstFirst ... 12181920212223 LastLast
Results 211 to 220 of 229

Thread: Mật Thư Tội Ác của Chủ Nghĩa Cộng-Sản _Tác giả: Stéphane Courtois et al.

  1. #211
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Các thủ phạm chính bị buộc tội trong vụ án '' Âm mưu Lenigrad'' gồm có:
    Kouznetsov, Rodionov, Popkov, Voznessenski, Kapoustine, Lazoutine,.. đều bị xử kín vào ngày 30 tháng 9 năm 1950. Ngày hôm sau, tất cả đều bị tử h́nh, một giờ sau khi đọc bản án. Sự việc xảy ra trong ṿng bí mật. Không một ai hay biết. Một bà vợ của bị can là con gái của vị chánh án, con dâu của Bộ trưởng Anastase Mikoian và cũng là Ủy viên Trung ương đảng cũng không hay biết ǵ.

    Qua đến tháng 10 năm 1950, các vụ án tương tự lại diễn ra. Hàng ngàn cán bộ lănh đạo đảng bị kết án v́ có liên hệ đến Âm mưu Lenigrad. Như ông Soloviev, đệ nhất bí thư thành phố Crimee; ông Badaviev, đệ nhị bí thư của Ủy Ban hành chánh Leningrad; ông Verbitski, đệ nhị bí thư vùng Mourmanski; ông Bassov, đệ nhất phó chủ tịch Hội đồng các Bộ trưởng Nga....

    Phải chăng những vụ án này là cuộc thanh trừng nội bộ của đảng cầm quyền hay là khởi điểm của một chiến dịch đại khủng bố cuối cùng nhằm vào giới thầy thuốc?

    Có nhiều chứng cớ cho thấy lư do thứ hai là hợp lư hơn.
    Bản án ''Âm mưu Leningrad'' có thể là giai đoạn cuối cùng của một dự án chuẩn bị cho cuộc đại thanh lọc. Nhân dân Nga đă nhân ra dấu hiệu của của đại thanh lọc vào ngày 13 tháng 1 năm 1953. Những người bị kết án trong vụ Âm mưu Leningrad thật ra có liên hệ đến các vụ án vào những năm 1936-1938.

    Tháng 10 năm 1949, nhân kỳ đại hội cán bộ toàn đảng vùng Lenigrad, viên đệ nhất bí thư Andrianov đọc một bản báo cáo, trong đó ông cho biết các vị cựu lănh tụ đảng đă cho phát hành các tài liệu do Trostki và Zinoviev viết. Mục đích của ông ta là cố t́nh cho thấy các cựu lănh tụ đă có liên hệ đến các phần tử phản đảng, có tội với nhân dân như các ông Trostki, Zinovie, Kamenev,..Ông ta muốn nói rằng những vị cựu lănh tụ này đang âm mưu khơi dậy thời kỳ 1936-1938.

  2. #212
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Tháng 10 năm 1950, sau khi hành quyết các thủ phạm trong vụ Leningrad, các vụ chống đối và dàn cảnh chống đối diễn ra liên tục trong hai bộ Nội vụ và Công an.

    Nạn nhân đầu tiên là ông Beria. Staline bày ra một âm mưu thâm độc. Ông cho sát nhập vùng Mingrelic, một vùng thuộc Cộng Ḥa Georgie. Đó là quê hương của Baria. Trước kia vùng này thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ. Với vụ sát nhập này, Staline hy vọng ông Baria sẽ ra tay tàn sát các đảng viên cộng sản đồng hương của ông và thành trừng luôn đảng cộng sản Georgie.

    Vào tháng 10 năm 1951, Staline lại t́m cách gài bẫy Beria lần nữa. Staline ra lịnh cho bắt các cán bộ lăo thành trong bộ Công an. Trong số này có cả Trung Tá Eitingon, một cận vệ của Beria trong chiến dịch ám sát Trostski vào năm 1940; Tướng Leonid Raikhman, người đă tham dự vào vụ án Mạc Tư Khoa vào năm 1938; Đại tá Lev Schwarzmann, người đă từng tra tấn các lănh tụ cộng sản Babel và Meyrhold; Viên thẩm phán Lev Cheinine, cánh tay mặt của Vychinski, biện lư viên của các vụ án 1936-1938. Tất cả đều bị lên án là đă nhúng tay vào âm mưu lớn của người Do Thái mà người cầm đầu là Abakoumov, bộ trưởng đặc trách nội an, một nhân vật thân cận của Beria.

    Trước đó vài tháng, vào ngày 12 tháng 7 năm 1951, Abakoumov bị bắt và giam bí mật. Ông ta bị kết án v́ đă thủ tiêu ông Jacob Etinguer, một bác sĩ nổi danh, gốc người Do Thái. Ông bác sĩ này bị bắt vào tháng 11 năm 1950 và bị chết trong tù. Bác sĩ Etinguer đă từng trị bịnh cho nhiều các bộ cộng sản cao cấp như các ông Serge Kirov, Sergo Ordjonikidze, thống chế Toukhatchevski, lănh tụ đảng cộng sản Ư Palmiro, TiTo và Georges Dimitrov.

    Lư do mà ông Abakoumov thủ tiêu bác sĩ Eitinguer là để ngăn cản việc lột mật nạ một số người Do Thái phạm tội ác, đă xâm nhập vào các chức vụ cao cấp trong guồng máy Công an.

    Vài tháng sau, Abakoumov bị kết án là đầu năo của cuộc âm mưu của nhóm người gốc Do Thái.
    Vụ bắt giam Abakoumov là khởi điểm của một chính sách nhằm thủ tiêu và giải thể các tổ chức của người Do Thái và tổ chức của nhóm y giới, mở đầu cho cuộc đại thanh lọc.

  3. #213
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Như vậy vào mùa hè 1951, chớ không phải là vào năm 1952, chiến dịch đại thanh trừng đă bắt đầu.
    Từ ngày 11 đến ngày 18 tháng 7 năm 1951 đă diễn ra các vụ án bí mật xét xử những thành viên của Ủy ban chống phát xít của người Do Thái. Có 13 ủy viên nồng cốt của ủy ban bị kết án tử h́nh và bị hành quyết ngay.

    Ngày 12 tháng 8 năm 1952, 10 kỹ sư gốc Do Thái đang làm việc trong xưởng sản xuất xe hơi Staline, cũng bị kết án tội phá hoại và bị hành quyết.
    Tính chung, có tất cả 125 vụ án, trong số đó có 25 bản án tử h́nh và số c̣n lại bị kết án từ 10 đến 25 năm tù và bị đưa đi lao động cưỡng bách.
    Tháng 9 năm 1952, nhà nước cộng sản hoàn tất bản cáo trạng nhóm người Do Thái. Việc thi hành bản án được dời lại vài tuần v́ lúc đó là thời gian đảng cộng sản tổ chức đại hội đảng cộng sản thống nhất lần thứ 19, vào tháng 10 năm 1952.

    Khi đại hội kết thúc, tất cả cá bác sĩ người gốc Do Thái đều bị bắt giam bí mật.
    Đến ngày 22 tháng 11 năm 1952, một vụ án xét xử cựu tổng bí thư đảng cộng sản Tiệp Khắc là ông Rudolf cùng với 13 lănh tụ khác. 11 người trong số này bị kết án tử h́nh và bị treo cổ. Nó diễn ra giống như vụ án đă xảy ra ở Mạc Tư Khoa. Các đạo diễn của vụ án cũng chính là do cố vấn Nga., với mục đích là thanh toán các lănh tụ cộng sản Tiệp gốc Do Thái. 11 trong số 14 bị can là người gốc Do Thái. Họ bị buộc tội nhúng tay trong tổ chức '' nhóm khủng bố Trotski-Tito và Do Thái''. Đó là vụ án mở đầu cho cuộc thanh trừng người Do Thái ở các nước Đông Âu.

    Ngay sau khi hành quyết 11 người, ngày 4 tháng 12 năm 1952, Staline đề nghị Hội Đồng Trung Ương ra lịnh cho Bộ Công an phải thông báo đến các đảng viên cộng sản hăy chấp dứt các việc làm không thể kiểm soát được. Như vậy là Bộ Công an bị khiển trách và bị loại bỏ ra ngoài v́ đă không kiểm soát được việc xâm nhập của những bác sĩ người Do thái vào trong các tổ chức quan trọng của chính quyền. Như vậy là Staline đă thắng thêm một bước nữa khi ông ta dùng '' những vị choàng áo trắng'' để chống lại các lănh tụ của ngành công an, tức là chống lại lănh tụ Beria. Bởi v́ ông Beria trong tư thế của người đứng đầu bộ an ninh, không thể bào chửa là ông không biết ǵ về chuyện xâm nhập phá hoại này.

  4. #214
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Cho đến bây giờ chưa ai biết chuyện ǵ đă xảy ra trong khoảng thời gian vài tuần lễ trước khi Staline chết. Người ta chỉ được biết là phải thận trọng , người bênsơvich phải đău tranh chống lại các h́nh thức thụ động.Trong các cuộc họp quần chúng đều nêu ra các khẩu hiệu trừng phạt, và các vụ bắt giam và tra khảo các bác sĩ người Do Thái vẫn tiếp tục diễn ra.

    Ngày 19 tháng 2 năm 1953, Phó bộ trưởng ngoại giao Ivan Maiski, cánh tay mặt của Bộ trưởng ngoại giao Molotov, là cựu đại sứ tại Luân Đôn bị bắt giam. Ông này thú nhận là đă được thủ tướng Anh Winston Churchil dùng làm gián điệp cùng một lúc với ông Alexandre Kollontai. Ông này là một trong những lănh tụ cao cấp Bônsơvich đă cầm đầu phong trào thợ thuyền vào năm 1921.

    Bà Kollontaii cũng đă từng là đại sứ của Liên Sô tại Thụy sĩ cho đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc.
    Mặc dù đă diễn ra rất tốt đẹp trong việc thụ lư hồ sơ '' Âm mưu'', người ta không thể không nhận thấy có một cái ǵ đó khác hẳn với các vụ án đă xảy ra trong những năm 1936-1938.

    Không có một viên chức cao cấp nào của chế độ tham dự công khai vào các diễn tiến đă xảy ra trong suốt thời gian từ ngày 13 tháng 1 năm 1953 cho đến khi Staline chết.

    Theo lời tiết lộ của Thống chế Boulganine vào năm 1970, chỉ có 4 lănh tụ cao cấp đă tham gia vào '' Âm mưu này''. Đó là các ông: Malenkov, Soulov, Rioumine và Ignatiev. Những lănh tụ khác đều thấy rằng ḿnh bị đe dọa.

    Theo lời của Boulganine, vụ án của những người bác sĩ gốc Do Thái sẽ được khởi xử vào ngày 15 tháng 3 và sẽ tiếp diễn và sẽ đưa đi lưu đày một số lớn người gốc Do Thái ra vùng Birobidjan.

    Ngày nay, người ta chỉ có thể tham khảo một phần các văn kiện của Phủ Chủ Tịch. Nơi này c̣n lưu trữ một số hồ sơ tối mật và rất là nhạy cảm. Người ta chưa biết sự thật về kế hoạch đưa một số lớn người Nga gốc Do Thái; Nhưng có một điều chắc chắn : Cái chết của Staline đă xảy ra đúng lúc để ngăn chận một sự kiện là sẽ phải có thêm một danh sách của hằng triệu nạn nhận của chế độ độc tài Staline.

  5. #215
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767

    Phần 1. Chương 15: GIĂ TỪ CHỦ NGHĨA STALINE--

    .
    Staline qua đời đánh dấu nửa đoạn đường của bảy thập niên tồn tại của chế độ Liên Bang Sô Viết, và cũng đánh dấu một giai đoạn quyết định kết thúc một chế độ.

    Một thành viên của Hàn Lâm Viện Pháp, ông Francois Furet đă viết:" Cái chết của một nhân vật lănh đạo tối cao đă biểu lộ sự nghịch lư của một chế độ. Mặc dù chế độ được ghi nhận là để phát triển xă hội nhưng tất cả các diễn biến của nó hoàn toàn tùy thuộc vào một cá nhân. Khi con người duy nhất không c̣n nữa, th́ chính cái xă hội cũng mất đi một cái ǵ thiết yếu cho sự phát triển được tiếp diễn. Một trong những điểm thiết yếu này là cường độ vĩ đại của các cuộc đàn áp đă được thực hiện, dưới nhiều h́nh thức khác nhau do nhà nước chủ trương chống lại toàn thể xă hội."

    Đối với các cộng tác viên quan trọng của Staline như các ông Malenkov, Molotov, Vorochilov, Mikoian, Kaganovtch, Kroutchev, Boulganine và Beria, việc chọn người để thay thế Staline trở nên vô cùng phức tạp. Một mặt là họ phải làm sao duy tŕ chính sách của Staline, chia xẻ trách nhiệm. Mặt khác họ phải t́m cách quân b́nh hóa quyền lực của mỗi cá nhân sao cho người này không vượt trội hơn người khác. Họ phải thống nhất đưa ra một số chính sách của nhà nước để đáp ứng với t́nh h́nh hiện tại, sao cho mọi cộng tác viên đều đồng ư.

    Vấn đề dung ḥa chính sách của nhà nước kể từ khi Staline qua đời cho đến khi ông Beria bị bắt giam vào ngày 26 tháng 6 năm 1953 đă gặp phải rất nhiều khó khăn.

    Ngày nay, khi đọc các văn bản tóm tắt của phiên họp Ủy Viên Trung ương đảng vào ngày Staline chết , ngày 5 tháng 3 năm 1953 và của phiên họp từ ngày 2 đến ngày 7 tháng 7 năm 1953 [ sau khi loại trừ Beria], chúng ta t́m thấy những lư do thúc đẩy các nhà lănh đạo kế tiếp Staline phải làm:

    Giả từ chủ nghĩa Staline. Từ đó Kroutchev quyết định giải thể chủ nghĩa Staline nhân kỳ đại hội thứ 20 của đảng cộng sản Sô Viết vào tháng 2 năm 1956, thành lập Đảng Cộng Sản thống Nhất. Và Đại hội đảng lần thứ 22 , tổ chức vào tháng 10 năm 1962.
    Lư do thứ nhất là bản năng tự vệ để sinh tồn.

  6. #216
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Vào những tháng cuối cùng của Staline, tất cả lănh tụ Bônsêvich đều cảm thấy tính mạng của họ không an toàn. Chẳng ai tránh được tai tiếng. Ông Vorochilov th́ bị coi như là nhân viên t́nh báo của Anh. Ngoai Trưởng Molotov và Mikoian bị Staline loại ra khỏi Trung Ương đảng. Trùm công An Beria bị nghi ngờ có chân trong âm mưu đen tối đang diễn ra trong các cơ quan Nội an.

    Ở các cơ sở trung cấp th́ ai nấy cũng lo sợ và t́m cách tránh né các h́nh thức khủng bố của chế độ. Muốn cho người dân có được đời sống ổn định là phải dẹp bỏ cơ quan công an nội chính đầy quyền lực. Khởi đầu là hủy bỏ bộ máy chính trị mà nhà độc tài đă xây dựng với chủ đích riêng của ông ta. Nhờ đó mà không một lănh tụ nào c̣n có thể lợi dụng quyền hạng để t́m cách khống chế người khác. Thêm vào đó, đă có nhiều ư kiến bất đồng xảy ra trong nội bộ về chính sách cải cách ruộng đất. Cũng có nhiều hoạt động ngầm trong việc cấu kết bè phái để t́m cách thay thế Staline.

    Nhân vật được coi như sáng giá nhất lúc bấy giờ là trùm công an Beria đầy quyền thế. Người ta biết rất rơ một điều là không thể có một guồng máy đàn áp nào ngoài ṿng kiểm soát của đảng. Đảng là vũ khí của một cá nhân dùng để đàn áp các thế lực chính trị khác.
    Lư do thứ hai và cũng là lư do căn bản là cần phải có sự thay đổi để cải cách kinh tế và xă hội.

    Theo như hai nhà lănh tụ cộng sản, ông Kroutchev và ông Malenkov th́ chính sách đàn áp để quản lư kinh tế, áp đặt các h́nh thức trừng phạt, việc mở rộng các trung tâm lao động khổ khai Goulag là nhỡng lư do dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế và làm bế tắc phát triển xă hội. Chính sách kinh tế được thiết lập trong những năm 1930 đă làm ngược lại nguyện vọng của tầng lớp xă hội lúc bấy giờ. Các cuộc chống đối của nhân dân và các cuộc đàn áp đẫm máu của những năm 1936-1938 như đă đề cập trước đây , không c̣n thích hợp nữa.

    Lư do sau cùng của sự thay đổi là diễn biến tất yếu của trào lưu đău tranh chính trị để tiến tới một bước cao hơn.

  7. #217
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Một nhân vật điển h́nh là ông Nikita Kroutchev. Chúng tôi không đề cập đến quía khứ chính trị của ông ta là một người theo Staline hay không, nhưng chắc chắn ông ta đă thật sự hối tiếc về những ǵ ông đă làm trong quá khứ. Ông ta rất khéo léo trong sinh hoạt chính trị, rất b́nh dân, tỏ ra tin tưởng vào tương lai rực rỡ của Xă Hội Chủ nghĩa. Ông cương quyết xây dựng một xă hội hợp pháp. Điều này đă gây cho ông ta một thế chính trị vững mạnh hơn tất cả các lănh tụ đồng thời . Ông cương quyết từng bước và từng phần dẹp bỏ chủ nghĩa Staline. Ông xây dựng một xă hội cấp tiến hơn.

    Nhưng qua những h́nh ảnh khủng khiếp vừa xảy ra phải làm cho người ta tự hỏi, liệu trong vài năm hoạt động, Kroutchev có thể biến đổi chế độ độc tài khủng bố dă man, trở thành một chế độ chuyên quyền công an trị, bảo đảm cho một xă hội trật tự hậu Staline?

    Không mấy tuần lễ sau khi Staline qua đời, chính sách nhà tù Goulag lại được tái tổ chức sâu rộng và đặt dưới quyền quản lư của Bộ Tư Pháp. Về việc tổ chức hạ tầng cơ sở kinh tế th́ thuộc thẩm quyền của các cơ quan dân chính địa phương.

    Về cơ chế hành chánh, nhà nước mới cho thi hành một số quyết nghị nhằm giảm bớt quyền hành của Bộ Nội Vụ. Như nghị quyết của chủ tịch đoàn Sô Viết do chủ tịch Vorochilov ấn kư, đăng trên tờ Sự Thật số ra ngày 23 tháng 3 năm 1953 thông báo về việc ân xá :
    Tất cả các phạm nhân bị kết án dưới 5 năm.

    Tất cả các phạm nhân bị kết án v́ lư do kinh tế, lộng quyền và không thi hành nhiệm vụ.
    Tất cả nữ tù nhân đang co thai , các nữ tù nhân trên 50 tuổi, các tù nhân dưới 10 tuổi, các nam tù nhân trên 55 tuổi.
    Ngoài qua nghị quyết c̣n cho ân xá một nửa thời gian tù cho các tù nhân nào không phải bị kết án v́ lư do chính trị, giết người có âm mưu và trộm cướp có tầm vóc lớn.

    Trong vài tuần lễ, đă có 1.200.000 phạm nhân , gần một nửa con số phạm án, được phép rời khỏi các trại tập trung Goulag, các trại khẩn hoang đặc biệt và các trung tâm nhà tù. Phần lớn những người này thuộc vào tội tiểu h́nh, như ăn cướp vặt, bỏ sở làm, vi phạm giấy thông hành..
    Lịnh ân xá không được áp dụng đối với tù chính trị. Hơn thế nửa, nội dung của nghị quyết cũng rất mù mờ, với mục đích là tạo sự hiểu lầm để tranh giành quyền lực.

  8. #218
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Vào mùa xuân 1953 là thời điểm để cho ông Lavrenti Beria, Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, kiêm đệ nhất phó chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, chứng tỏ ra ḿnh là một nhà đại cải cách.
    Tại sao lại có cuộc ân xá sâu rộng như vậy?

    Theo như nhận định của Amy Knight, tác gỉa của tập sách về cuộc đời của Beria, do nhà xuất bản Aubier cho ra mắt tại Paris ngày 27 tháng 3 năm 1953, th́ chính Beria tự ư quyết định áp dụng biện pháp chính trị này để gây thế lực trong mục tiêu trở thành người thừa kế Staline.

    Để chứng tỏ tính cách pháp lư về biện pháp ân xá này, ngày 24 tháng 3 năm 1953, Beria chính thức gởi một văn thư đến Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương để giải thích. Beria cho rằng trong số 2.526.402 phạm nhân trong các Goulag chỉ có 221.453 thật sự là phạm tội và bị giam cầm trong các trại tù đậc biệt. Và ông ta cho rằng một số đông lớn tù nhân không gây nguy hiểm ǵ đến nền an ninh của nhà nước. Như vậy, một cuộc đại ân xá là điều cần thiết để giải tỏa gánh nặng kinh tế cho nhà nước trong công cuộc quản lư lao tù.

    Từ năm 1950 trở về sau, vấn đề mở rộng các trung tâm tù Goulag và sự quản lư của nó đă trở thành câu hỏi thường xuyên trong nội bộ đảng. Các nhà lănh tụ biết rơ vấn nạn này, ngay cả trong thời kỳ trước khi Staline qua đời. Cho nên nghị quyết ân xá ngày 27 tháng 3 năm 1953 có đủ lư do pháp lư của nó trong lúc đưa ra thi hành.

    Bất kỳ lănh tụ cao cấp trong đảng nhằm có ư định thay chân Staline đều biết rất rơ yếu tố khủng hoảng chính trị cũng như yếu tố kinh tế sa sút trầm trọng của chính sách Goulag. Cho nên họ đă đồng thuận cho thi hành biện pháp ân xá.

    Khi Staline c̣n sống, không có một biện pháp cấp tiến nào, cho dù trong bất kỳ lănh vực nào được phép thi hành. Sử gia Moshe Lewin nhận định rằng tất cả những ǵ xảy ra trong thời kỳ Staline lâm bịnh đều bất động, như là một xác chết ướp khô.

    Nhưng sau khi Staline qua đời, không phải là việc ǵ cũng được cải tiến. Như chuyện ân xá cho các tù nhân chính trị, những người bị ghép vào tội phản cách mạng vẫn không được thi hành. Chính việc không cho ân xá các tù nhân chính trị này là nguyên nhân của các vụ nổi loạn trong các trại có quy chế đặc biệt về Goulag của Retchlag và Steplag.

  9. #219
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 4 tháng 4 năm 1953, tờ Sự Thật loan tin vụ tàn sát các tù nhân thuộc giới Y Dược là do sự khiêu khích. Tờ báo cũng viết, theo lời khai th́ những nạn nhân Bác sĩ này bị ép buộc phải khai những điều không thật.
    Vài ngày sau đó, biến cố này được thổi phồng lên khi Trung ương đưa ra một nghị quyết cho rằng đó là do quyết định sai lầm của cơ quan công an khi ra tay đàn áp nhóm tù nhân y sĩ.

    Đây không phải là một vụ sai lầm duy nhất. Và như vậy có nghĩa là cơ quan an ninh đă ư thi hành quá nhiều biện pháp bất hợp pháp. Đảng cộng sản chính thức phê phán những hành động này của công an. Sự kiện này đă tạo ra hai sự kiện trái ngược . Một mặc, nhiều đơn tố cáo đă gởi đến các văn pḥng ṭa án để xin tái xác thân nhân của họ hiện c̣n đang giam giữ. Trong khi đó các tù nhân trong các trại th́ phản đối sự thanh lọc do ban giám đốc trại, để cho phép người nào thuộc diện ân xá vào ngày 27 tháng 3 năm 1953. Các tù nhân phản đối về sự đàn áp của cai tù, phản đối ban quản trại, không thi hành các công tác lao động, bất tuân lịnh của trại.

    Ngày 14 tháng 3 năm 1953, có trân 10 tù nhân thuộc các nhóm khác nhau của trại tù Norilsk tổ chức đ́nh công. Họ tổ chức thành các nhóm thuộc các sắc dân khác nhau mà trong đó dân Ukraine và dân vùng Baltique nắm chủ chốt. Yêu sách của họ là giảm giờ lao động; hủy bỏ in số đính bài trên quần áo; hủy bọ quy chế hạn chế thư từ liên lạc gia đ́nh; trục xuất các tên chỉ điểm; nới rộng các điều kiện ân xá cho tù nhân chính trị.

    Ngày 10 tháng 7 năm 1953, tin Beria bị bắt đă được chính thức công bố. Beria bị tố cáo là làm gián điệp cho cục t́nh báo Anh. Sự việc này đă làm cho những tù nhân nghĩ rằng có cái ǵ đó đang diễn ra ở thủ đô Mạc Tư Khoa. Chính v́ thế họ gia tăng yêu sách với nhà nước. Các h́nh thức không tham gia lao động của các phạm nhân ở các trại tù bắt đầu lan rộng.

    Ngày 14 tháng 7, trên 12.000 tù nhân ở khu lao tù Vorkouta đồng loạt tổ chức đ́nh công tập thể. Có nhiều dấu hiệu cho thấy nhà nước không mở các cuộc đàn áp tù nhân . Trái lại , đă xảy ra các cuộc thương thuyết ở khu Norilsk cũng như ở Vorkouta.

    Từ suốt mùa hè năm 1953 cho đến kỳ đại hội đảng lần thứ 20 vào tháng 2 năm 1956, liên tục xảy ra các vụ đ́nh công trong các trại tù đặc biệt. Cuộc nổi loạn lâu dài và quan trọng nhất diễn ra vào tháng 5 năm 1954, tại khóm 3 của khu tù Steplag, nằm trong vùng Kenguir thuộc địa hạt Karganda Cộng ḥa Kazakhstan. Cuộc nổi loạn kéo dài 40 ngày và chỉ bị dẹp tắt khi các lực lượng đặc biệt của bộ Nội Vụ có xe thiết giáp yễm trợ can thiệp vào.

  10. #220
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Sáu thành viên của Ủy Ban điều khiển cuộc nổi loạn bị hành quyết. 400 tù nhân trong nhóm nổi loạn bị bắt và bị gia tăng án tù.
    T́nh h́nh chính trị, một phần nào đó đă được thay đổi sau khi Staline qua đời.
    Một số yêu sách của tù nhân đưa ra vào những năm 1953-1954 được giải quyết. Như giờ lao động đă giảm xuống, chỉ c̣n làm việc 9 giờ trong một ngày. Chế độ ẩm thực cũng được cải thiện khá hơn.

    Trong hai năm 1953-1954, sau cái chết của trùm Beria, chính quyền đă cho thi hành một số biện pháp nhằm làm giảm quyền hành của cơ quan an ninh nội chính. Băi bỏ xét xử vụ án chính trị Troiki. Cơ quan công an chính trị đặc biệt được cải tổ trở thành cơ quan tự trị Cục T́nh Báo Nga KBG [ Komitet Gossudarstvennoi Bezpasnosti]. Con số nhân viên chỉ c̣n 80% so với con số nhân sự vào tháng 3 năm 1953. Tướng Servo được bổ nhiệm làm chỉ huy trưởng cơ quan KBG, đă duyệt xét lại tất cả các hồ sơ tù nhân thuộc các sắc dân bị bắt giam trong suốt thời kỳ chiến tranh.

    Tướng Servo là bạn thân của Nikita Chroutchev, một người không được dân chúng biết nhiều trong quá khứ. Và chính trong giai đoạn chuyển tiếp này, ông được giao phó cho giữ một trong những chức vụ then chốt trong chính quyền.

    Vào tháng 9 năm 1955, chính quyền cho ân xá thêm một số tù quan trọng. Họ bị bắt trong năm 1945 v́ đă hợp tác với quân Đức Quốc Xă và một số tù binh Đức bị bắt giam trên lănh thổ Nga. Và cuối cùng , nhà nước cũng ban hành nhiều biện pháp khoan hồng cho các tù khẩn hoang đặc biệt. Những người này được phép đi lại trong những vùng rộng lớn hơn mà không cần phải tŕnh diện tại các cơ quan quản lư. Chiếu theo hiệp ước Đức - Liên Sô, có tất cả 1 triệu người trên tổng số 2.750.000 người Nga gốc Đức bị đưa đi lưu đày trong tháng 9 năm 1945, là những người đầu tiên được hưởng quy chế ân xá. Nhưng chính sách ân xá chỉ nhằm băi bỏ một số biện pháp pháp lư giới hạn của những người tù, không đủ để thoả măn những ǵ họ mong đợi. Họ không có quyền trở về quê quán; họ không được phép nhận lại những tài sản của họ.

    Chính sách giới hạn từng phần, từng bộ phận của Chroutchev được người dân coi như là chính sách hạ bệ Staline. Cũng nên nhớ lại rằng Chroutchev là một trong những lănh tụ thân cận với Staline. Ông ta cùng với các lănh tụ khác đă tham dự trực tiếp vào các cuộc đàn áp trong quá khứ, dưới triều Staline. Như giải thế các khu vực canh tác theo lối chủ điền; thanh trừng cán bộ cộng sản; cho lưu đày các sắc dân; hành quyết những người đối lập; thực hiện chính sách đău tranh giai cấp. Cho nên dưới triều của Chroutchev, chiến dịch hạ bệ Staline thật ra chỉ diễn ra trong giới hạn nhỏ. Ông ta chỉ tố cáo việc sùng bái cá nhân quá đáng của tời Staline mà thôi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •